Chức năng, nhiệm vụ Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên

Chức năng và nhiệm vụ Phòng Đào tạo & Công tác sinh viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Điều 1. Chức năng

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Học viện xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy chế, quy định về tổ chức quản lý và phát triển đào tạo của Học viện.

2. Thường trực Hội đồng tuyển sinh, chủ trì tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo theo chương trình, kế hoạch và quy định đã được duyệt.

3. Tham mưu cho Giám đốc Học viện về công tác chính trị, tư tưởng của người học, quản lý người học và các hoạt động hỗ trợ người học.

4. Quản lý, tham mưu công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên khối đào tạo tại Hà Nội và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

5. Quản lý, tham mưu các nội dung về sở hữu trí tuệ, quản lý tài sản trí tuệ, bản quyền của Học viện.

Điều 2. Nhiệm vụ

1. Tham mưu phát triển ngành đào tạo; xây dựng quy chế, quy định về đào tạo, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo

a) Tham mưu chiến lược phát triển đào tạo, đề xuất kế hoạch, lộ trình phát triển ngành đào tạo và quy mô đào tạo.

b) Chủ trì xây dựng các đề án mở ngành đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chiến lược phát triển đào tạo của Học viện.

c) Tham mưu đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với điều kiện của Học viện.

d) Tham mưu cho Giám đốc Học viện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy chế đào tạo, quy chế thi đánh giá học phần, quy chế giảng viên của Học viện phù hợp với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Chủ trì xây dựng, công bố kế hoạch năm học, lịch học kỳ chính thức, lịch học bổ sung; kế hoạch và lịch thực tế, thực tập các hệ đào tạo.

2. Tuyển sinh

a) Thường trực Hội đồng tuyển sinh của Học viện.

b) Tham mưu xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng đề án tuyển sinh hàng năm.

c) Lập kế hoạch và tổ chức các kỳ tuyển sinh các hệ đào tạo của Học viện.

d) Chủ trì xây dựng kế hoạch và điều phối thực hiện các hoạt động hỗ trợ tuyển sinh.

đ) Tham mưu thành lập, kiện toàn Hội đồng tuyển sinh, chủ trì chuẩn bị các tài liệu cho Hội đồng tuyển sinh.

e) Đầu mối kết nối, phát triển đội ngũ cộng tác viên tuyển sinh.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo

a) Tổ chức triển khai các chương trình đào tạo theo quy chế, quy định của Học viện, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Đầu mối xây dựng thời khoá biểu và thông báo nhiệm vụ giảng dạy cho các đơn vị thực hiện.

c) Đầu mối quản lý phần mềm quản lý đào tạo.

d) Giám sát công tác học tập, giảng dạy theo kế hoạch được duyệt.

đ) Tổ chức xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.

e) Theo dõi, kiểm tra các đơn vị tổ chức chương trình thực tế, thực tập nghiệp vụ cho người học theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt.

g) Thống kê, xác nhận giờ chuẩn giảng dạy, hợp đồng giảng dạy của giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng.

h) Kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo của Phân hiệu.

i) Chủ trì tổ chức các lớp học ôn tập, chuyển đổi, bổ sung kiến thức, kỳ thi đầu vào cho người học.

k) Phối hợp với các đơn vị chức năng chủ trì tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát, tiến độ hoạt động đào tạo theo nội dung chương trình đào tạo đã được duyệt.

l) Chủ trì tổ chức khai giảng, bế giảng, trao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ các hệ đào tạo.

m) Lập báo cáo thống kế liên quan đến công tác đào tạo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, công khai các thông tin theo quy định.

4. Khảo thí

a) Lập kế hoạch, báo cáo về công tác khảo thí; xây dựng quy trình công việc liên quan đến công tác khảo thí.

b) Lập kế hoạch, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thi hết học phần, thi tốt nghiệp, thi lại cho các hệ đào tạo.

c) Chủ trì tổ chức thi, chấm thi, quản lý bài thi các kỳ thi tuyển sinh, thi kết thúc học phần các hệ đào tạo; chấm khóa luận, luận văn.

d) Tổ chức phúc khảo bài thi, giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác thi, sau khi thi của người học các hệ đào tạo.

đ) Chủ trì xây dựng, bổ sung, cập nhập và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi, đề thi.

e) Quản lý hệ thống ngân hàng câu hỏi, đề thi, đáp án của các hệ đào tạo và cập nhật vào hệ thống phần mềm để tổ chức thi.

5. Công tác chính trị, tư tưởng

a) Tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội trong Học viện.

b) Tổ chức học tập nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, sinh hoạt chính trị đầu khoá, cuối khoá và đầu năm cho người học.

c) Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của người học để đề xuất các chủ trương, biện pháp và kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng.

d) Phối hợp với các đoàn thể của Học viện phát động các phong trào thi đua liên quan đến công tác giảng dạy, học tập, tu dưỡng, rèn luyện của giảng viên, người học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

đ) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Học viện tuyên truyền để người học nắm được tình hình và những chủ trương mới của Học viện, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

6. Quản lý người học và các hoạt động hỗ trợ người học

a) Tham mưu Giám đốc ban hành hướng dẫn, quy định cụ thể hóa quy chế, quy định về người học của Bộ Giáo dục và Đào tạo để áp dụng tại Học viện.

b) Quản lý, bảo quản toàn bộ hồ sơ của người học trong quá trình học tập và lưu hồ sơ của người học theo quy định của pháp luật; xác nhận các giấy tờ cho người học, cấp thẻ cho người học.

c) Tổ chức công tác cố vấn học tập cho sinh viên.

d) Tham mưu Giám đốc Học viện giải quyết và quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với người học theo quy định của Nhà nước và Học viện.

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp nhận tiếp nhận, bố trí, sắp xếp, bàn giao người học cho các đơn vị liên quan; tiếp nhận, kiểm tra, quản lý hồ sơ người học; quản lý chất lượng học tập và rèn luyện của người học trong quá trình học tập.

e) Phối hợp với Phòng Quản trị và chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến người học về an ninh, trật tự.

g) Là đơn vị thường trực xét khen thưởng, kỷ luật người học; đầu mối trình Giám đốc Học viện xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật; xét tiếp nhận, chuyển học, lên lớp, ngừng học, tiếp tục học, thôi học đối với người học.

h) Giải quyết các thủ tục cho người học thôi học, nghỉ học, xin bảo lưu theo quy định của pháp luật và Học viện.

i) Tổ chức đối thoại giữa Ban giám đốc Học viện với sinh viên theo định kỳ.

k) Tổ chức các hoạt động tư vấn, đào tạo kỹ năng mềm cho người học.

l) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu người học, cựu người học.

m) Chủ trì tổ chức các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng trong Học viện.

7. Quản lý nghiên cứu khoa học khối đào tạo, các nội dung về sở hữu trí tuệ, quản lý tài sản trí tuệ

a) Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên khối đào tạo tại Hà Nội.

b) Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của người học hệ chính quy cấp Học viện.

c) Quản lý, tham mưu các nội dung về sở hữu trí tuệ, quản lý tài sản trí tuệ như: quản lý bản quyền kết quả nghiên cứu; quản lý phần mềm chống đạo văn; quản lý và khai thác tài sản trí tuệ.

8. Công nhận kết quả học tập, công nhận tốt nghiệp

a) Thường trực Hội đồng thi và xét công nhận tốt nghiệp các hệ đào tạo.

b) Tổ chức xét tiến độ học tập, ngừng học, thôi học, xét tốt nghiệp của người học theo quy chế.

c) Hoàn thiện hồ sơ người học, Hội đồng đánh giá, công nhận kết quả bảo vệ khóa luận, luận văn.

9. Quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận

          a) Lập hồ sơ và sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.

b) Thực hiện các thủ tục để cấp bằng, chứng chỉ, chứng nhận tốt nghiệp các hệ đào tạo.

c) Quản lý và theo dõi việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm tốt nghiệp của các hệ đào tạo theo quy định.

d) In, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận và bảng điểm học tập từng giai đoạn và cả khóa học.

e) Xác minh thông tin về văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người học đã được cấp.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.

 

about-star