Nhân dịp năm mới, Giám đốc Học viện thân gửi các cán bộ, viên chức, người lao động một bài viết tình cờ đọc trên mạng, thể hiện một góc nhìn về công việc mình đang làm.

Rất mong mọi người đọc và suy ngẫm, để chúng ta cùng nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần đưa Học viện chuyển mình phát triển mạnh mẽ.

Sau khi thấy “một thành phố” bắt đầu làm việc lúc 4 giờ sáng, tôi không còn dám nghỉ việc: Không phải công việc cần chúng ta, mà chúng ta không thể thiếu công việc!

Không có công việc nào bạn có thể làm đến cùng mà không có đôi lúc thấy chán nản và khó khăn. Việc tìm được một công việc ưng ý là điều mơ ước và thật khôn ngoan nếu bạn biết cách dung hòa với công việc của mình.

Bốn giờ sáng, một thành phố vẫn im lặng nhưng thị trường lao động đã bắt đầu sôi động. Nhìn xung quanh, hầu hết đều là những người trung niên. Có người đứng một mình, có người đứng thành từng nhóm. Họ không có trình độ học vấn và không có kỹ năng, việc tìm được việc làm phụ thuộc vào vận may của họ. Một khi ông chủ đến tuyển công nhân, họ lập tức vây quanh: “Ông chủ, hãy chọn tôi. Hãy chọn tôi. Tôi có thể chịu đựng gian khổ”.

Những người may mắn được chọn tập trung quanh người chủ của mình. Còn những người không thể chen vào, những người không được chọn chỉ có thể bất lực nhìn. Họ không tìm được việc làm đồng nghĩa với việc ra về tay trắng và không có thu nhập trong một ngày.

Nhìn vào những khoảnh khắc này, bạn sẽ tìm thấy: Trên thế giới này có rất nhiều người đang phải vật lộn để sinh tồn. Không có công việc nào là không vất vả, không khó khăn. Mỗi lần có khó khăn, chúng ta lại nghĩ đến việc nghỉ việc. Nhưng sau khi chứng kiến cảnh tượng này trên thị trường lao động, tôi đã từ bỏ ý định nghỉ việc. Suy cho cùng, công việc dù có vất vả đến đâu cũng không thể so sánh được với sự khổ cực của cuộc sống.

01. Khi đi làm, chúng ta có thể gặp hàng nghìn điểm mà mình không hài lòng. Nhưng sau khi mất việc, chúng ta sẽ nhận ra: Nhưng chỉ khi mất đi công việc, chúng ta mới biết: không phải công việc cần chúng ta, mà chính chúng ta không thể thiếu công việc.

Có một blogger từng kể lại câu chuyện thực tế:

Một người đàn ông đã làm công việc bán hàng ở một doanh nghiệp tư nhân hơn mười năm. Anh ấy có thích công việc này không? Anh ấy nói rằng: “Không, rất phiền phức”. Mỗi ngày, anh ấy phải gặp gỡ khách hàng, dù mệt mỏi nhưng vẫn phải mỉm cười. Không chỉ vậy, người quản lý khó tính còn hay nhìn ra những điểm yếu của anh. Anh ấy vừa khen ngợi quản lý, vừa chiều chuộng khách hàng, nhưng cuối cùng anh ấy vẫn không thoát khỏi số phận bị sa thải. Chỉ cần một câu điều chỉnh nhân sự nhẹ nhàng, anh ấy đã bị đuổi việc.

Khi biết tin mình bị sa thải, anh ấy đã ngồi trong nhà vệ sinh và khóc lớn. Mỗi tháng, tiền trả nhà, tiền trả xe cộ cộng lại là một số tiền lớn, giờ đây mất nguồn thu nhập; Thêm vào đó tiền điều trị tiểu đường cho mẹ, tiền cho con trai học trung học chất lượng cao, các chi phí này nặng nề như một ngọn núi đè lên anh ấy, khiến anh ấy không thể thở nổi…

Anh ấy là trụ cột gia đình, nhưng giờ không có công việc, anh phải làm sao? Anh ấy chỉ là một trong những người bình thường trong rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh như vậy.

Hầu hết, chúng ta ai cũng trải qua thời điểm khó khăn, quá bận rộn đến mức chóng mặt và quá mệt mỏi để phàn nàn. Công việc đã trở thành con thuyền giúp chúng ta thoát khỏi biển khổ. Dù công việc khó khăn thế nào thì chúng ta cũng không thể tách rời khỏi nó.

02. Có một người từng nói rằng ước mơ của anh luôn là trở thành người lái tàu. Bởi vì theo anh, những người lái tàu có thể đưa rất nhiều người đến những nơi khác nhau mỗi ngày, điều đó thật mới mẻ, thú vị và miễn phí.

Mãi về sau, làm người dẫn chương trình mấy năm, anh mới dần hiểu ra một điều, đó là chỉ cần làm nghề gì thì con người luôn cảm thấy mệt mỏi. Cũng giống như người lái tàu, anh ta luôn chạy cùng một tuyến, lặp lại cùng một đoạn đường ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.

Sau khi hiểu ra điều này, anh ấy không khỏi thở dài rằng hầu hết các công việc thực tế không như họ tưởng tượng. Lấy chính mình làm người dẫn chương trình làm ví dụ, trong mắt người khác, người dẫn chương trình bảnh bao, thoải mái. Trên thực tế, có nhiều lúc, anh cảm thấy buồn chán, kiệt sức. Đây là thực tế của công việc.

Không có công việc nào bạn có thể làm đến cùng mà không có đôi lúc thấy chán nản và khó khăn. Việc tìm được một công việc ưng ý là điều mơ ước và thật khôn ngoan nếu bạn biết cách dung hòa với công việc của mình.

Công ty này có thể phải làm thêm giờ, nhiệm vụ nặng nề, công ty sau có thể thiếu quan tâm đến nhân viên… Nếu cứ mãi lo lắng về những vấn đề này thì dù có gặp phải công việc gì, chúng ta cũng sẽ không thể trân trọng nó.

Bạn của tôi đã kể lại câu chuyện của anh ấy. Khi còn ở công ty đầu tiên, người lãnh đạo quan tâm đến việc phát triển năng lực của mỗi cá nhân trong công ty và liên tục gây áp lực cho anh ấy, điều này khiến bạn của tôi không thể chịu đựng được. Bạn tôi cảm thấy không hài lòng và nộp đơn xin nghỉ việc.

Ngay sau khi đến công ty thứ hai, anh phát hiện ra công ty có nhiều chính sách kỳ lạ như không nghỉ trưa, không sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc… Chưa đầy nửa năm sau, bạn tôi lại nghỉ việc.

Không có công việc nào ưng ý, người làm sếp cảm thấy mệt mỏi và ghen tị với sự nhàn hạ của nhân viên, nhân viên lại cảm thấy ghen tị với số tiền mà các sếp kiếm được… Công việc không phải là một sân chơi, bạn không thấy hứng thú với dự án này cũng không thể tùy ý chuyển sang dự án khác.

03. Trước đây tôi đã xem một đoạn video trên Internet, trong đó một cô gái chạy xe chở khách vào tối muộn. Gió lạnh thổi qua, cô gái run lên vì lạnh. Người quay video hỏi: “Đêm khuya như vậy, cô không sợ tối sao?”. Cô trả lời thẳng thắn: “Có gì đáng sợ hơn nghèo đói?”. Đúng vậy, nếu không phải do tình thế ép buộc hay phải kiếm nhiều tiền hơn, ai lại sẵn sàng chạy đêm khuya?

Ý nghĩa của công việc là để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi con, hiếu kính cha mẹ và không sợ hãi, Đây là lý do tại sao trong ngày nắng nóng 39 độ, người thợ lắp đặt điều hòa vẫn phải chịu cái nắng gay gắt để lắp điều hòa. Chính vì vậy, trong những lúc mưa gió, những người giao hàng vẫn đi giao đồ ăn.

Bạn có nghĩ họ sẽ thích thú với công việc của mình không? Chắc chắn là có nhiều lúc “có” và cũng có những lúc “không”.

Công việc khiến cuộc sống của bạn thêm phần hấp dẫn. Dù thu nhập đôi lúc không như ý, dù công việc nhiều lúc có khó khăn, nhưng nó vẫn là một phần của cuộc sống, giảm đi một phần gánh nặng, mang lại hy vọng cho bạn.

Theo: Toutiao

Minh Nguyệt

about-star
about-star