GIỚI THIỆU VỀ KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Tiền thân của Khoa Công tác xã hội là Khoa Khoa học cơ sở được thành lập năm 1994 với nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học cơ sở cho các chương trình đào tạo của nhà trường.Tiền thân của Khoa Công tác xã hội là Khoa Khoa học cơ sở được thành lập năm 1994 với nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học cơ sở cho các chương trình đào tạo của nhà trường.

Ngày 22/9/2003 Ban Bí thư Trung ương Đoàn ký Quyết định số 277/QĐ-TƯĐTN về việc thành lập Khoa Xã hội học Thanh niên thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Thời điểm đó khoa có 4 bộ môn là Xã hội học; Tâm lý – giáo dục; Công tác xã hội và Dân số, giới và phát triển. Việc Thành lập khoa là để từng bước chuẩn bị các điều kiện để đào tạo trình độ đại học.

Năm 2009 là một mốc quan trong với Khoa Xã hội học thanh niên, khi đó, khoa được giao đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp theo quyết định số 177 QĐ/HVTTNVN về Ban hành chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công tác xã hội chuyên ngành công tác thanh niên hệ đào tạo chính quy 2 năm. Khoa  xã hội học Thanh niên tiến hành đào tạo sinh viên ngành công tác xã hội từ năm 2009 đến năm 2014 với 5 khóa liên tiếp. Đây là bước chuẩn bị rất quan trọng về chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cho các khóa đào tạo hệ đại học sau này.

Ngày 26/4/2011, Giám đốc Học viện đã ký Quyết định số 47-QĐ/HVTTNVN về việc đổi tên Khoa xã hội học thanh niên thành khoa Công tác xã hội. Cơ cấu tổ chức khoa gồm 3 bộ môn là khoa học cơ sở Công tác xã hội, An sinh xã hội, Phương pháp công tác xã hội.

Từ năm 2012 đến nay, Khoa Công tác xã hội đã tham gia đào tạo sinh viên ngành công tác xã hội theo quyết định số 125b/ QĐ-HVTTNVN về Ban hành khung chương trình đào tạo đại học chính quy ngành Công tác xã hội, ngày 10/ 9/ 2012 của Giám đốc Học viện. Tính đến năm 2023, ngành CTXH đào tạo 12 khóa với 700 sinh viên, đã có 8 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Năm 2020, Khoa đào tạo bậc đại học ngành TLH khóa đầu tiên theo quyết định số 2002/ QĐ-BGDĐT ngày 20/7/2020 về việc cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo ngành TLH trình độ đại học. Tham gia đào tạo đại học ngành Tâm lý học theo quyết định số 358/QĐ-HVTTNVN v/v ban hành Chương trình giáo dục đại học ngành Tâm lý học. Ngành TLH đã có 11 sinh viên đầu tiên.

Năm 2021, Khoa đào tạo bậc cao học ngành CTXH khóa đầu tiên theo quyết định số 654/ QĐ-BGDĐT ngày 05/2/2021 về việc cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ thạc sĩ. Tham gia đào tạo cao học ngành Công tác xã hội theo quyết định số 68a/QĐ-HVTTNVN v/v ban hành Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công tác xã hội.

Năm 2021, nhằm đáp ứng công tác triển khai công tác đào tạo trong tình hình mới (2 ngành đào tạo bậc đại học, 01 ngành đào tạo bậc thạc sĩ), Khoa CTXH đã được kiện toàn 3 tổ bộ môn mới theo QĐ số 68/QĐ-HVTTNVN ngay 12/3/2021 v/v thành lập các bộ môn thuộc khoa Công tác xã hội, Học viện TTN Việt Nam, gồm 03 tổ bộ môn: Bộ môn Công tác xã hội; bộ môn Tâm lý học; bộ môn Khoa học xã hội. Do 03 đ/c phụ trách: Đ.c Lê Thu Hiền, Đ/c Lê Thị Thanh Thủy và đ/c Phạm Thị Thanh Mai.

  • Về nghiên cứu khoa học:

* Khoa đã và đang thực hiện 10 đề tài cấp Bộ:

- Đề tài: “Kỹ năng xã hội của cán bộ đoàn”, ThS. Đỗ Thị Tường Vi làm chủ nhiệm, năm 2012.

- Đề tài: “Phát triển ngành khoa học Công tác xã hội đối với thanh thiếu nhi”, ThS. Nguyễn Trọng Tiến làm chủ nhiệm, năm 2016.

- Đề tài: “Sự thích ứng nghề của sinh viên ngành Công tác xã hội sau khi tốt nghiệp”, TS. Phạm Ngọc Linh làm chủ nhiệm, năm 2017.

- Đề tài: Vai trò của đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho thiếu nhi, TS. Lê Thu Hiền làm chủ nhiệm, năm 2018.

- Đề tài: “Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn xã, phường, thị trấn tham gia thực hiện quyền trẻ em”, do TS. Phạm Ngọc Linh làm chủ nhiệm, năm 2019

- Đề tài: Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phòng chống xâm hại trẻ em” ThS. Phạm Thị Thanh Mai làm chủ nhiệm, năm 2020.

- Đề tài: “Nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học phổ thông” TS. Lê Thu Hiền làm chủ nhiệm, năm 2020.

- Đề tài: “Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phát triển mô hình hỗ trợ tâm lý thanh thiếu niên” do TS. Phạm Ngọc Linh làm chủ nhiệm, năm 2021

- Đề tài: “Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến hành vi và kỹ năng xã hội của thanh thiếu niên” do TS. Lê Thu Hiền làm chủ nhiệm đề tài, năm 2022

- Đề tài “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực số cho thanh niên Việt Nam” do TS. Lê Thu Hiền làm chủ nhiệm đề tài, năm 2023

* Khoa đã thực hiện 17 đề tài cấp cơ sở:

- Đề tài: Tổ chức thực tập trong đào tạo ngành Công tác xã hội bậc đại học tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, ThS Lê Thu Hiền làm chủ nhiệm, năm 2013.

- Đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên”, ThS. Phạm Thị Thanh Mai làm chủ nhiệm, năm 2014.

- Đề tài: “Lựa chọn kỹ thuật trong tham vấn trẻ em”, TS. Phạm Ngọc Linh, năm 2014.

- Đề tài: Xây dựng mô hình tham vấn học đường tại Học viện TTN Việt Nam”, TS. Phạm Ngọc Linh làm chủ nhiệm, năm 2015.

- Đề tài: "Dịch vụ xã hội đối với người khuyết tật ở nước ta hiện nay", ThS. Nguyễn Ngọc Tùng chủ nhiệm đề tài, 2017.

- Đề tài: “Giáo dục Dân số và phát triển cho sinh viên học viện Thanh thiếu niên Việt Nam”, ThS. Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm đề tài, 2018.

Năm 2019:

Năm 2020: 6 đề tài

Năm 2021: 1 đề tài.

Năm 2022: 2 đề tài

Năm 2023: 2 đề tài

* Nghiên cứu khoa học của sinh viên

Sinh viên Khoa Công tác xã hội là những người rất năng động, sáng tạo trong học tập, thực hành thực tập tại cơ sở. Song, trong nghiên cứu khoa học thể hiện rất rõ nhiệt huyết của tuổi trẻ.  Sinh viên của Khoa đã đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học của sinh viên. Có đến 7 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đạt giải cấp Bộ, nhiều đề tài đạt giải nhất, giải nhì cấp Học viện.

  • Về đào tạo và tập huấn:

- Kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên; chăm sóc sức khoẻ tâm thần

- Lồng ghép giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong dạy học với giáo viên THCS, THPT

- Quyền trẻ em và sự tham gia của trẻ

- Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới giáo viên mầm non, hiệu trưởng khối mầm non cán bộ quản lý, cán bộ y tế, cán bộ lao động xã hội, giáo viên từ tiểu học đến THPT.

- Phương pháp giảng dạy kĩ năng sống cho giáo viên

- Bảo vệ trẻ em với cán bộ cộng đồng, sở, ngành

- Tập huấn TOT “Kỹ năng truyền thông phòng tránh xâm hại, bóc lột trẻ em”

- Tập huấn 2 khoá cho giao viên các trường THCS huyện Ba Vì “Tập huấn dẫn trình viên Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi trong thể thao”

- Tập huấn Hướng dẫn vận động cho trẻ em và thanh niên trong khuôn khổ chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có em gái”

- Tập huấn cho cán bộ ngành Lao động – Thương Binh và xã hội về Bình đẳng giới và kỹ năng ứng phó bạo lực trên cơ sở giới.

- Tập huấn “Kỹ năng vận động chính sách dự phòng các bệnh không lây nhiễm” cho học sinh, sinh viên;

- “Tham vấn Tâm lý học đường”; kỹ năng tư vấn học đường.

- Tập huấn dẫn trình viên câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

- “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội, định hướng nghề nghiệp và giá trị tôn trọng, giá trị hạnh phúc”

- “Kỹ năng sống cho trẻ em phòng ngừa xâm hại, bóc lột”

- Thường xuyên tham gia tập huấn về phương pháp giảng dạy Giá trị sống và Kỹ năng sống cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Hà Nội  từ năm 2015.

  • Về hợp tác quốc tế:

Khoa Công tác xã hội đã hợp tác quốc tế được quan tâm và phát triển, Khoa tổ chức được nhiều lớp tập huấn về kiểm huấn viên, mời chuyên gia trong nước và ngoài nước về tập huấn nâng cao kiến thức giảng viên về chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

* Khoa Công tác xã hội có mối quan hệ đối tác với các đơn vị

Cục Bảo trợ xã hội, Cục Trẻ em, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

Các Ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Các trường đào tạo ngành Công tác xã hội trong cả nước.

Các tổ chức quốc tế, NGOs, INGOs: UNICEF, World Vision, Plan International, ActionAid, VNAH, UNWOMEN, ILO, Childfund, UNFPA…

Mạng lưới các cơ sở xã hội là nơi thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công tác xã hội:

  • Làng Hữu Nghị Việt Nam;
  • Trung tâm Bảo trợ xã hội 03;
  • Làng trẻ em SOS;
  • Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa;
  • Tổ chức Rồng Xanh;
  • Ngôi nhà bình yên;
  • Hội người khuyết tật Hoài Đức;
  • Trung tâm Sao biển;
  • Trung tâm Bảo trợ xã hội 04;
  • Trung tâm phục hồi chức năng người tàn tật Thụy An;
  • Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Nam;
  • Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên;
  • Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Nguyên;
  • Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam;
  • Trung tâm sống độc lập của người khuyết tật Hà Nội;
  • Trung tâm Nắng mai;
  • Trường chuyên biệt Ánh sao mai;
  • Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu;
  • Nhà nuôi dưỡng trẻ em Hữu Nghị Đống Đa;
  • Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương;
  • Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bạch Mai; …

* Giảng viên trong khoa

Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao: 4/13 đồng chí có trình độ tiến sỹ; 09/12 có trình độ thạc sỹ.

Có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, viết xuất bản giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tập huấn về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên, công tác xã hội với trẻ em và thanh thiếu niên, khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ....

  • Về cơ cấu tổ chức:

1. Lãnh đạo khoa

- TS. Phạm Ngọc Linh                         Trưởng Khoa

- TS. Lê Thu Hiền                                Phó Trưởng khoa

- TS. Lê Thị Thanh Thủy                     Phó Trưởng khoa

2. Chi bộ khoa

- Đ/c Phạm Ngọc Linh                         Bí thư Chi bộ

- Đ/c Lê Thu Hiền                               Phó Bí thư Chi bộ

- Đ/c Ngô Thu Trà My                         Chi ủy viên

3. Công đoàn khoa

- Đ/c Lê Thị Thanh Thủy                     Chủ tịch Công đoàn

- Đ/c Phan Thị Thảo                            Phó Chủ tịch Công đoàn

- Đ/c Đào Thị Tỉnh                              Ủy viên BCH

4. Liên Chi đoàn khoa

- Đ/c Ngô Thu Trà My                         Bí thư Liên Chi đoàn

- Đ/c Bùi Phương Thảo                       Ủy viên Ban thường vụ Liên Chi đoàn

* Các hoạt động nổi bật trong 5 năm vừa qua

Năm 2014, Khoa Công tác xã hội- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị đăng cai và tổ chức thành công chuỗi hoạt động trong Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội thế giới tại Việt Nam lần thứ 17.

Năm 2017, Khoa được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lựa chọn làm đơn vị đăng cai của Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần đầu tiên. Khoa Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã trở thành một trong những đơn vị uy tín, luôn nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các tổ chức trong nước.

Năm 2023, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Lao động Thương Binh và xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Unicef và Australian tổ Hội thảo học quốc tế “Hoàn thiện khung pháp lý phát triển công tác xã hội tại Việt Nam” và Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 7 tại Học viện

Từ năm 2020 đến nay, Khoa đã tổ chức rất nhiều các hội thảo khoa học cấp Học viện, cấp Khoa: Đào tạo CTXH trình độ trình độ sau đại học thời kỳ hội nhập và phát triển (2020); Hội thảo Đánh giá hiệu quả mô hình thực hành thường xuyên trong đào tạo ngành Công tác xã hội (2020); Hội thảo Triển khai chương trình đào tạo Thạc sĩ Công tác xã hội (2021); Hội thảo Tổ chức hoạt động thực hành cho sinh viên ngành Tâm lý học (2021); Hội thảo góp ý các đề cương thực hành cho ngành Tâm lý học (2022); Tập huấn cho GV và SV hai ngành Công tác xã hội và Tâm lý học do ThS CTXH lâm sàng Bạch Tuyết Brown chia sẻ về chủ đề “Các vấn đề của thanh niên trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần” (2022); Phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Thanh niên và bộ phận khoa học – Phòng tổ chức hành chính tổ chức toạ đàm “Phương pháp nghiên cứu khoa học và Kinh nghiệm xuất bản bài báo quốc tế” (2023), Hội thảo cấp khoa “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thực hành cho sinh viên ngành Tâm lý học” (2023); Toạ đàm: “Tăng cường hiệu quả hoạt động Đội Công tác xã hội và Câu lạc bộ Tâm lý học” (2023)

about-star