Hội thảo "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt"

Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 23 tháng 5 năm 2024, khoa Công tác xã hội đã tổ chức thành công Hội thảo “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”.

Căn cứ Quyết định số 399 QĐ/TWĐTN- VNCTN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm và kinh phí nhiệm vụ khoa học, công nghệ thực hiện trong kế hoạch năm 2024 của cơ quan Trung ương Đoàn; Kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ “nghiên cứu thực trạng và giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong giai đoạn hiện nay" mã số: ĐT.KXĐTN 24-06, Ban Chủ nhiệm đề tài tổ chức Hội thảo khoa học xin ý kiến về những hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Hội thảo được tổ chức nhằm tìm hiểu về cơ sở pháp lý, công tác chỉ đạo và thực hiện về công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đánh giá thực trạng và giải pháp công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đồng thời, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng bộ công cụ nghiên cứu về thực trạng và giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tới tham dự Hội thảo có các quý vị đại biểu:

- TS. Trịnh Minh Thái- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam;

  • TS. Đỗ Thị Thu Hằng- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên;
  • Đại biểu là đại diện Ban Thiếu nhi TWĐ, các tỉnh Đoàn, quận/huyện Đoàn; Đoàn cơ sở tại cộng đồng và trường học.
  • Giảng viên Khoa Công tác xã hội Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

- Chủ trì Hội thảo:

1. TS. Phạm Ngọc Linh - Trưởng khoa Công tác xã hội, Chủ nhiệm đề tài

2. TS. Lê Thị Thanh Thủy- Phó Trưởng khoa Công tác xã hội

- Thư ký Hội thảo: ThS. Trần Thị Hà

Đại biểu tham dự Hội thảo đã có phiên trao đổi, thảo luận về thực trạng, giải pháp công tác hỗ trợ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Đồng thời, phân tích sâu về thực trạng và giải pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (từ cấp Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn, cấp huyện và cấp cơ sở). Trong khuôn khổ Hội thảo, Ban chủ nhiệm đề tài cấp Bộ cũng đã tổ chức xin ý kiến và thảo luận về căn cứ khoa học và thực tiễn xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực trạng và giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

TS. Nguyễn Hải Hữu- Nguyên Cục Trưởng Cục Trẻ em, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cơ sở đào tạo nghề CTXH đã có tham luận về Thực trạng và giải pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở VN.

TS. Vũ Thị Kim Hoa- Nguyên phó Cục trưởng Cục Trẻ em, UVBTV Hội bảo vệ quyền TE có những chia sẻ và đánh giá về công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.

Đ/c Đặng Vũ Hùng- Chuyên viên Ban Công tác thiếu nhi, Trung ương đoàn đã có những ý kiến tham luận về vai trò cũng như những giải pháp quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Đ/c Trần Thị Ngọc- UVBCH Đoàn Phường Phúc La, Bí thư chi đoàn TDP số 18 cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay của đoàn viên thanh niên trong công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng tại khu dân cư

Đ/c Nguyễn Thị Yến- Bí thư Đoàn xã Vân Côn đã có những khái quát quan trọng về hiệu quả của hoạt động hỗ trợ trẻ em có HCĐB tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức

Đ/c Tạ Thị Linh Chi - Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Cát Quế A – huyện Hoài Đức đã tham luận về các chương trình, hoạt động hỗ trợ trẻ em có HCĐB tại Liên đội trường Tiểu học Cát Quế A, Hoài Đức rất ý nghĩa.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Phạm Ngọc Linh –Trưởng khoa Công tác xã hội, Chủ nhiệm đề tài đã trao đổi và xác định rõ công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em có HCĐB nói riêng không chỉ là trách nhiệm của một ngành, một cơ quan, mà là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, những năm qua, các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Sự gia tăng số trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, vi phạm pháp luật, phần nào đó nói lên khung khổ chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn khoảng trống, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ trẻ em và trợ giúp trẻ em. Bên cạnh đó cần cập nhật số liệu liên tục về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có hai nhóm trẻ em có số lượng lớn nhất là trẻ em bị bóc lột- lao động trẻ em và trẻ em khuyết tật để có thể phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt một cách khách quan hơn, cập nhật hơn, từ đó có giải pháp phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ hiệu quả hơn.

Tổng kết Hội thảo, các chuyên gia và nhà khoa học đều nhìn nhận rằng trong giai đoạn tới cần ưu tiên huy động nguồn lực tài chính, tăng cường nhân lực, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ các nhóm trẻ em nêu trên và cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đặc biệt là tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em bằng việc thúc đẩy công tác xã hội với trẻ em theo hướng chuyên nghiệp. Một điểm quan trọng nữa đó là cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, trợ cấp, trợ giúp trẻ em cho phù hợp với bối cảnh mới, đặc biệt là bối cảnh công nghệ số phát triển, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục do sự dụng công nghệ số có xu hướng gia tăng.

about-star
about-star