Hội nghị trực tuyến giữa Học viện thanh thiếu niên Việt Nam và Đại học sư phạm quốc gia Nga mang tên Herzen (Đại học sư phạm Saint-Peterburg)
Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Học viện thanh thiếu niên Việt Nam và Trường Đại học sư phạm quốc gia Nga mang tên Herzen (Liên Bang Nga) đã được ký vào tháng 11/2021. Nhằm hiện thực hóa và triển khai các nội dung bản Thỏa thuận hợp tác, hai đơn vị đã thống nhất triển khai tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa hai đơn vị vào ngày 16/2/2022.

Tham dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến phía Học viện TTN Việt Nam (VYA) có TS. Trần Thị Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Học viện thanh thiếu niên Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ban Quốc tế Trung ương Đoàn và các đồng chí lãnh đạo các Khoa, phòng Học viện cùng tham gia. Đại diện lãnh đạo Trường Đại học sư phạm quốc gia Nga mang tên Herzen có Ông Platonov Konstatin, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế, Ông Nizov Alexander Nikolaievich, Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục cùng đại diện Ủy ban đối ngoại St. Peterburg, chi hội hữu nghị Nga – Việt, Trưởng khoa Đông phương học và đại diện các khoa, ngành của Trường đại học Herzen; Đại diện sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam tại liên bang Nga cùng tham gia.

Sau nội dung giới thiệu của hai trường, phát biểu tại Hội nghị, TS. Trần Thị Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Học viện TTNViệt Nam khẳng định: Thỏa thuận hợp tác giữa hai trường được ký kết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên, vượt qua những rào cản về dịch bệnh, sự hợp tác giữa hai trường là minh chứng sinh động đóng góp vào việc củng cố, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam - Nga.

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến, nhằm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết trong bản thỏa thuận hợp tác, TS. Trần Thị Tuyết Nhung đã đề xuất 06 nội dung hỗ trợ và hợp tác với Đại học Herzen trong thời gian tới:
Thứ nhất, liên kết đào tạo thông qua một số ngành mà cả hai trường đang đào tạo.
Thứ hai, hàng năm luân phiên trao đổi đoàn cán bộ, giảng viên giữa hai trường; trao đổi đoàn sinh viên tình nguyện. Dự kiến trong năm 2022 Học viện thanh thiếu niên Việt Nam cử 01 đoàn cán bộ, giảng viên sang thăm và làm việc chính thức với Đại học Heren.
Thứ ba, phối hợp mở lớp tiếng Việt tại Đại học Heren và mở lớp tiếng Nga tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam nhằm thu hút sinh viên tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, văn hóa Nga thông qua đó có các chính sách học bổng dành cho sinh viên khi tham gia các khóa học tiếng Việt, tiếng Nga có cơ hội được học tập tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam (dành cho sinh viên Nga) và học tập tại Đại học Herzen (dành cho sinh viên Việt Nam)
Thứ tư, hỗ trợ Học viện thanh thiếu niên Việt Nam trong việc cử chuyên gia, giảng viên sang giảng dạy một số chuyên đề nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy cho giảng viên bậc đại học tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
Thứ năm, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: nghiên cứu chính sách phát triển thanh niên và một số chính sách khác nhằm thúc đẩy, hỗ trợ cho thanh niên, sinh viên.
Thứ sáu, hỗ trợ lẫn nhau trong việc đăng các bài viết quốc tế trên website, tạp chí của mỗi đơn vị.
Nhân dịp này, TS. Trần Thị Tuyết Nhung đã thay mặt lãnh đạo Học viện thanh thiếu niên Việt Nam gửi lời mời chính thức tới Ban Giám hiệu trường Đại học Herzen sang thăm và làm việc tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
Phát biểu tại hội nghị, Ông Platonov Konstatin, Phó Hiệu trưởng Đại học Herzen đánh giá cao sự hợp tác giữa hai trường đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, Ông bày tỏ quan điểm hai bên cần tích cực hơn nữa để triển khai đầy đủ các nội dung mà hai bên đã thông nhất, Đại học Herzen luôn sẵn sàng hỗ trợ cho Học viện thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian tới. Hy vọng rằng, dịch bệnh Covid-19 sớm được kiểm soát để hai bên có thể triển khai các nội dung hợp tác một cách hiệu quả. Theo đó, nội dung bài phát biểu của Ông Platonov Konstatin đã nhấn mạnh với 05 nội dung đề xuất cùng phối hợp với Học viện thanh thiếu niên Việt Nam:
Thứ nhất, Xây dựng chương trình giao lưu thường xuyên cho sinh viên hai nước liên quan đến một số nội dung như: lịch sử, văn hóa, chính trị, khoa học – xã hội, công nghệ thông tin,…
Thứ hai, đề nghị Học viện thanh thiếu niên Việt Nam cùng nghiên cứu triển khai việc giảng dạy tiếng Việt tại Viện nghiên cứu Phương Đông của Đại học Herzen (hỗ trợ bài giảng, giáo án dạy tiếng Việt ).
Thứ ba, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đề nghị hai trường tận dụng hình thức trực tuyến để tổ chức các cuộc hội thảo dành cho sinh viên Nga và Việt Nam. Thông qua đó, sinh viên của hai nước có cơ hội được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và con người của mỗi nước, đồng thời góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Nga – Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc thi hùng biện dành cho sinh viên hai trường.
Thứ năm, nhằm phát huy tính tự giác, tự chủ của sinh viên, đề nghị tổ chức hội nghị sinh viên tự quản, bầu hội đồng sinh viên. Ngoài các nội dung trên, Đại học sư phạm Herzen sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác ở các lĩnh vực khác.
Ông Nizov Alexander Nikolaievich, Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục đã chia sẻ về sự khác biệt giữa “công tác giáo dục” và “chính sách thanh niên”: phương pháp giáo dục là phép cộng của Đào tạo, Giáo dục và Bồi dưỡng tập trung vào hạt nhân, người đứng đầu, giáo viên còn chính sách thanh niên tập trung vào số đông, nâng cao và đánh thức tiềm năng con người, đầu tư vào cộng đồng dân cư…Những mô hình của Herzen: Tao điều kiện tối đa để sinh viên tiếp xúc với môi trường của các đại học khác ngay từ năm thứ nhất, hình thành những đại sứ của trường như là đại sứ về chính sách thanh niên để hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất; Các mô hình về tình nguyện tự nguyện, tình nguyện dịch vụ.. (tương đồng với phong trào của Đoàn), tham gia đồng tổ chức các sự kiện lớn của địa phương, quốc gia; Mô hình sinh viên tự quản; Mô hình hội đồng sinh viên (là 1 trong 5 cơ quan chủ quản của đại học Herzen), với số lượng CLB đội nhóm lên đến 70 tổ chức theo sở thích; Đặc biện là dự án “Điểm sôi sư phạm” với nhiều đóng góp cho cộng đồng từ 11 tháng 6 năm 2021.

Giáo sư Wassoevich Andrey Leonidovich, Viện trưởng viện nghiên cứu phương Đông đã phát biểu, nêu ra những xu hướng mới trong nghiên cứu Việt Nam của trường, của các giáo viên người Nga dạy tiếng Việt; Ông đã đề cao vai trò giáo dục từ tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất thân từ truyền thống gia đình giáo dục, sự tiếp thu văn hóa, giá trị, bài học từ sự thông hiểu nhiều ngôn ngữ, văn hóa (kể cả ngôn ngữ, văn hóa của kẻ thù), những dẫn chứng về bài báo lột trần tội ác của phát xít Nhật tại Trung Quốc năm 1938, cho đến vai trò sang lập Đảng cộng sản Pháp… Nhìn lại mốc kỷ niệm tháng 12/2021 là 100 năm thành lập liên bang Xô Viết, cũng là mốc kỷ niệm 30 năm liên bang này tan rã, bài học rút ra đối với sự tồn tại của Cộng hòa XHCN Việt Nam đó là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng, đường lối của Người được những học trò thân tín thực hành và lãnh đạo.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Hội trưởng Hội công dân Việt Nam tại Liên bang Nga, Giám đốc quỹ thúc đẩy hợp tác Nga Việt “truyền thống và hữu nghị” phát biểu về truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc, những sứ mệnh và nhiệm vụ trong giai đọa hiện nay của thanh niên hai nước nói chung và hai trường Herzen và VYA hiện nay, ông đề xuất hợp tác: (1) Mở trung tâm/ khoa tiếng Việt tại Herzen và trung tâm/ khoa tiếng Nga tại VYA dành cho các đối tượng từ học sinh phổ thông. Tổ chức các hoạt động thường xuyên như thi ca hát, làm thơ song ngữ tại hai trường; (2) Trao đổi giáo viên, sinh viên hàng năm. (3) Hợp tác xây dựng giáo án giảng dạy như một hoạt ddoobgj kết nối, nâng cao tình hữu nghị… Đề nghị bộ phận hợp tác quốc tế của hai trường sớm đưa ra nội dung hợp tác cụ thể, Quỹ thúc đẩy hợp tác luôn sẵn sang hỗ trợ các hoạt động này.

Phát biểu kết luận hội nghị, Ông Platonov Konstatin cũng thay mặt Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Herzen cảm ơn lời mời của TS. Trần Thị Tuyết Nhung, đồng thời gửi lời mời chính thức tới Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam sang thăm và làm việc tại Đại học sư phạm Herzen, TS. Trần Thị Tuyết Nhung đã vui vẻ nhận lời và gửi lời cảm ơn, chúc mừng từ Giám đốc Học viện đến ngài Hiệu trưởng.
Ảnh và tin: Đặng Anh Thao và Nguyễn Tiến Dũng